Hóa chất công nghiệp ngành thủy sản sẽ bao gồm các nhóm chính như các loại vôi; các loại hóa chất khử trùng, diệt tạp; nhóm hạt bã trà, dây thuốc cá; nhóm phân bón vô cơ hoặc hữu cơ, nhóm chế phẩm sinh học và các loại đường mía. Các loại hóa chất này sẽ có những công dụng và mục đích sử dụng khác nhau, nhưng phần lớn đều mang lại những lợi ích thiết thực giúp người nuôi trồng hay chế biến thủy hải sản tránh được các hao hụt và đảm bảo lợi nhuận.

Công dụng của hóa chất công nghiệp ngành thủy sản là gì?
Hóa chất công nghiệp dùng trong nuôi trồng thuỷ sản thường là các chất khử trùng, tác nhân kháng khuẩn hay các thuốc trị bệnh khác. Để sử dụng đúng bạn nên hiểu về những tác dụng của từng loại hóa chất công nghiệp ngành thủy sản. Dưới đây là một vài loại hóa chất phổ biến để bạn tham khảo:
CaCO3, CaO: cải tạo, xử lý nền đáy ao.
Dolomite, Zeolite, bột vỏ sò, CaCO3: xử lý nước, nền đáy ao khi nuôi.
NPK, bột đậu nành, bột cá, bột cám gạo: gây màu nước, kích thích tảo phát triển.
Các loại chế phẩm (vi sinh và enzym): phân hủy chất hữu cơ, kích thích nhóm vi khuẩn có lợi phát triển.
Saponin, Rotenol, dây thuốc cá: diệt cá tạp, diệt nhóm nguyên sinh động vật tạo mảng bám trên thân tôm.
Đường cát (đường mía – Saccharose): kích thích nhóm vi khuẩn có lợi phát triển, ức chế nhóm vi khuẩn gây hại.
Hóa chất Chlorine, Formaldehyde, thuốc tím (KMnO4), BKC (Benzalkonium Chloride), Iodine, GDA (Glutaraldehyde): xử lý nền đáy ao, xử lý nước ao nuôi, diệt tảo, nhóm Nguyên sinh động vật.
Những lưu ý khi sử dụng hóa chất công nghiệp ngành thủy sản là gì?
Hóa chất công nghiệp ngành thủy sản nếu như được sử dụng đúng cách sẽ phát huy được các tính năng nổi bật của mỗi loại hóa chất, giúp nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm thủy sản.
Tuy nhiên, nếu lạm dụng hoặc sử dụng tùy tiện có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường trước, không những gây tốn kém chi phí mà còn khiến người nuôi thua lỗ, nghiêm trọng hơn là có thể gây hại đến sức khỏe con người. Vì vậy để tránh rủi ro và đảm bảo các vấn đề về an toàn thực phẩm, người nuôi cần nắm được các nguyên tắc sử dụng cơ bản.
Đầu tiên cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Đây là nguyên tắc rất quan trọng, vì khi xác định chính xác tác nhân gây bệnh sẽ giúp cho việc điều trị được hiệu quả, ít tốn kém chi phí và thời gian. Nếu bạn không đủ khả năng xác định nguyên nhân, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến từ công ty cung cấp hóa chất, tránh việc chẩn đoán sai dẫn đến điều trị không đạt kết quả.
Ngoài ra trong quá trình sử dụng cũng cần lưu ý đến các quy định của nhà nước về các loại hóa chất nằm trong danh mục cấm sử dụng, có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng hoặc hết hạn sử dụng. Sau quá trình điều trị cần có những đánh giá về tình trạng sức khỏe của vật nuôi và khả năng tác dụng của hóa chất.
Tùy theo điều kiện nuôi, đối tượng nuôi mà khả năng tác dụng của các loại hóa chất cũng khác nhau, những đánh giá về tính hiệu quả sẽ rất hữu ích để bạn tích lũy kinh nghiệm cho những lần điều trị tiếp theo.
Vì sao bạn nên chọn công ty Toàn Thắng là nhà cung cấp cho bạn?
Toàn Thắng luôn đề cao việc phục vụ khách hàng. Việc xây dựng chính sách chất lượng sản phẩm vừa là mục tiêu vừa là động lực phấn đấu trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Xây dựng chính sách chất lượng là một trong những truyền thống luôn gắn với thương hiệu và uy tín của chúng tôi.
Ngoài ra, chúng tôi còn tự hào với ban lãnh đạo tận tâm trong công việc, tâm huyết với nghề đã nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực hoá chất cùng đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm đầy nhiệt huyết nâng cao được tinh thần phục vụ khách hàng. Nhờ tiêu chí “chuyên nghiệp – chất lượng – uy tín” làm phương châm hoạt động, chúng tôi đã nhận được sự tín nhiệm và hợp tác của nhiều đối tác khác nhau ở trong và ngoài nước.
Chúng tôi luôn nỗ lực hết mình trong việc mang lại lợi ích và sự hài lòng tối đa cho khách hàng cũng như các đối tác đã đồng hành cùng công ty Toàn Thắng trong suốt chặng đường phát triển.