Danh mục hóa chất công nghiệp nguy hiểm là tổng hợp các loại hóa chất có thể gây ra những tác hại vô cùng to lớn đến sức khỏe con người và môi trường. Chính vì vậy không chỉ riêng gì các công ty hóa chất mà với tất cả những doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực có sử dụng đến hóa chất đều phải nắm vững được danh mục này để có kế hoạch đóng gói, vận hành cũng như bảo quản hóa chất an toàn nhất.

Danh mục hóa chất công nghiệp nguy hiểm có những đặc điểm gì?

Danh mục hóa chất công nghiệp nguy hiểm theo quy định trong chương I điều 4 của Luật Hóa Chất sẽ có các đặc điểm như: dễ ăn mòn kim loại, dễ gây cháy nổ, có chứa độc tính – cấp tính và mãn tính, có khả năng oxy hóa mạnh, có thể gây kích ứng với con người, nguy cơ gây ung thư cao, có khả năng gây ô nhiễm môi trường và làm biến đổi gen trong một số trường hợp,… và thường được phân thành 9 loại như sau:

  1. Các chất nổ: các chất và vật liệu nổ công nghiệp;
  2. Các hóa chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhậy;
  3. Khí ga dễ cháy: khí ga không dễ cháy, không độc hại, khí ga độc hại;
  4. Các hóa chất đặc dễ cháy: các chất tự phản ứng và các chất nổ đặc khử nhậy, các chất dễ tự bốc cháy, các hóa chất khi gặp nước phát ra khí ga dễ cháy;
  5. Các chất phóng xạ;
  6. Các chất ăn mòn;
  7. Các chất độc hại: các chất lây nhiễm;
  8. Các hóa chất oxy hóa: các hợp chất oxit hữu cơ;
  9. Các chất và hàng nguy hiểm khác.

Dạnh mục hóa chất công nghiệp nguy hiểm

Danh mục hóa chất công nghiệp nguy hiểm bao gồm những loại hóa chất nào?

Dựa vào tính chất hóa lý và mức độ tác động, các hóa chất công nghiệp sau sẽ được xếp vào danh mục hóa chất công nghiệp nguy hiểm.

Clo

Các khí Clo khi tiếp xúc với không khí rất dễ gây ra các phản ứng cháy nổ và có khả năng gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người cũng như môi trường tự nhiên. Trong thế chiến loại hóa chất này đã được ứng dụng để sản xuất chất độc và mãi đến thời điểm hiện tại đây vẫn là loại hóa chất được xếp vào nhóm nguy hiểm nhất.

Brôm

Brôm được dùng để chế tạo dược phẩm, các phẩm nhuộm hay chất tráng phim,… Nếu vượt quá ngưỡng an toàn cho phép, Brôm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm xuất hiện các bệnh lý như chảy nước mắt, chóng mặt, ho hen,… nếu nặng có thể làm chúng ta bị viêm khí quản, ngạt thở và thậm chí có thể làm chết người.

Amoni nitrat

Các hóa chất thuộc nhóm Amoni nitrat trên 98% được ứng dụng để sản xuất thuốc nổ hay phân bón. Tuy có tính ứng dụng cao nhưng nếu hàm lượng trên 98% hoặc khối lượng vượt quá 50 tấn đều phải trình báo với các cơ quan có thẩm quyền để kiểm soát.

Nhóm khí hóa lỏng dễ cháy

Các loại khí hóa lỏng thuộc nhóm Hydrocarbon được sử dụng làm nhiên liệu trong các thiết bị sưởi ấm hay vận hành xe cộ. Do đặc tính rất dễ bắt lửa, gây cháy nổ lớn và khả năng lan rộng nên được xếp vào loại nguy hiểm và cần có kế hoạch, biện pháp vận chuyển và bảo quản an toàn.

Kali nitrat với dạng tinh thể hay còn gọi là diêm tiêu

Kali nitrat – KNO3 được ứng dụng trong công nghiệp sản xuất phân bón có chứa hàm lượng Kali và Nitơ, dùng để bảo quản thực phẩm hay tham gia điều chế khí oxy,… Nếu hóa chất này vượt quá hàm lượng, khối lượng quy định sẽ có khả năng xảy ra các sự cố hóa chất nghiêm trọng, do đó phải có kế hoạch ứng phó nhất định.

Điều kiện để vận chuyển các loại hóa chất công nghiệp được xếp vào nhóm nguy hiểm

Danh mục hóa chất công nghiệp nguy hiểm luôn bao gồm các loại hàng hóa rất khó vận chuyển. Vì vậy để vận chuyển được các loại hóa chất này đòi hỏi các phương tiện vận chuyển phải đạt được đầy đủ các yêu cầu về chất lượng, độ an toàn và được cơ quan chức năng cấp phép. Trong đó:

Vận chuyển các chất nguy hiểm phải do từng bộ, ngành cấp tùy thuộc vào loại hàng hóa nguy hiểm cấp giấy phép vận chuyển.

Quá trình đóng gói các chất nguy hiểm cần được chú trọng về bao bì, thùng chứa phải phù hợp với quy chuẩn. Bao bì, thùng chứa các chất nguy hiểm phải có nhãn ghi thông tin rõ ràng.

Trước khi vận chuyển phải có phiếu an toàn hóa chất do nhà sản xuất hoặc nhập khẩu cung cấp, được in bằng tiếng Việt và có đầy đủ thông tin cần thiết.

Phương tiện vận chuyển phải có dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy phù hợp với hóa chất khi vận chuyển. Thiết bị vận chuyển phải có mui, bạt che chắn kín, đảm bảo không thấm nước.

Không được vận chuyển các chất nguy hiểm có khả năng phản ứng với nhau trên cùng một phương tiện. Hay vận chuyển cùng với con người, vật nuôi, lương thực thực phẩm, các chất gây cháy nổ và hàng hóa khác.

Người điều khiển phương tiện phải có giấy phép điều khiển còn hiệu lực, đã được huấn luyện an toàn hóa chất do Bộ Công Thương cấp. Đảm bảo vận chuyển và chấp hành đầy đủ những quy định ghi trong giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

Với những chia sẻ khá chi tiết ở trên, công ty cung cấp hóa chất – Toàn Thắng hy vọng đã cung cấp được những thông tin thực sự hữu ích giúp quý doanh nghiệp và bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu có thể trang bị được lượng kiến thức đầy đủ nhất để chủ động xử lý và phòng tránh.

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÓA CHẤT TOÀN THẮNG

Địa Chỉ: 137/15 Đường 59, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

Điện Thoại: 028 22467474 - 028 22457474

Web: www.cungcaphoachat.com

Email: toanthang@cungcaphoachat.com